Khám phá gà cảnh độc lạ từng đi vào hội họa châu Âu
Ngày 12.2, Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cho biết đã có báo cáo gửi cơ quan có thẩm quyền về việc công chức, viên chức và người lao động của sở này tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và xin thôi việc theo Nghị định 178/NĐ-CP ngày 31.12.2024 của Chính phủ, theo lộ trình từ năm 2025 đến năm 2030.Theo đó, Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên có tổng số 118 công chức, viên chức và người lao động tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và xin thôi việc. Trong đó, có 114 cán bộ tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và 4 người xin thôi việc.Việc nghỉ hưu và thôi việc được thực hiện theo lộ trình 5 năm gồm: 2025 là 57 người; năm 2026 là 41 người; 2027 có 6 người; 2028 có 4 người; 2029 là 7 người và 2030 là 3 người.Tổng dự toán kinh phí để thực hiện chi trả các chế độ cho người nghỉ việc của Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên là hơn 148 tỉ đồng. Việc xin nghỉ hưu này đang chờ các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.Người có chức vụ cao nhất trong danh sách xin nghỉ hưu trước tuổi là Phó giám đốc sở với mức hỗ trợ dự kiến gần 1,9 tỉ đồng. Còn lại là các trưởng, phó phòng, các chuyên viên, hạt trưởng kiểm lâm với mức hỗ trợ dự kiến từ 200 triệu đến hơn 1 tỉ đồng/người.Trong số các đơn vị trực thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, Chi cục Kiểm lâm là đơn vị có số lượng công chức, viên chức và người lao động tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và thôi việc nhiều nhất, với 54/126 biên chế.Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên thông tin, đây mới là danh sách cán bộ đề xuất xin nghỉ, phải chờ sau khi UBND tỉnh ban hành tiêu chí cụ thể đối với đối tượng được hưởng chính sách này thì mới quyết định người nào được nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy.Thoát mác 'bản sao Jennie', NingNing lại lên đồ na ná Jisoo
Cùng đi với Chủ tịch nước Lương Cường có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, cùng các trợ lý Chủ tịch nước và đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước.Trong không khí trang nghiêm, xúc động của ngày đầu xuân năm mới, Chủ tịch nước Lương Cường đã thắp hương, thành kính tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người đã suốt đời cống hiến, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.Trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch nước Lương Cường nguyện tiếp tục phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh và thịnh vượng.Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường thăm ao cá Bác Hồ trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi lúc sinh thời, hàng ngày, sau giờ làm việc buổi chiều Bác lại ra bờ ao vỗ tay gọi và thả thức ăn cho đàn cá ăn.Chủ tịch nước cũng đã thăm khu trưng bày ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh niên đại từ năm 1954 - 1969 vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia trong những ngày cuối năm 2024.Chúc Tết và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên khu di tích, Chủ tịch nước đề nghị, trong năm mới, khu di tích cần tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình, hết lòng, hết sức gìn giữ những tài liệu, hiện vật quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để chúng trở thành nguồn tài sản tinh thần vô giá cho thế hệ hôm nay và mai sau, để khu di tích luôn là "địa chỉ đỏ" thiêng liêng, nơi truyền tải những giá trị lịch sử, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với bạn bè khắp năm châu.Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và bạn bè quốc tế.Đã hơn một nửa thế kỷ trôi qua, nhưng di sản của Người vẫn hiện hữu sâu sắc trong không gian Di tích quốc gia đặc biệt - Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Những di tích, tài liệu, hiện vật tại đây chính là bằng chứng sống động, chân thực nhất, phản ánh cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.
Gánh bánh mì gần nửa thế kỷ ngon có tiếng chợ An Đông: ‘Nồi cơm’ của cả gia đình
Trước đó, TAND TP.Đà Nẵng tuyên Nguyễn Thanh Quang (42 tuổi, trú tại Đà Nẵng), mức án chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Theo bản án, Quang là cán bộ tín dụng của một ngân hàng có chi nhánh tại Đà Nẵng và được lãnh đạo phòng tín dụng đưa hồ sơ vay vốn của Công ty TNHH Vipplus (do bà Mai Thị K. làm giám đốc) để làm thủ tục. Bằng một số thủ đoạn trong cấp tín dụng, Quang đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt của 15 bị hại với tổng số tiền hơn 53 tỉ đồng.
Các dãy trọ gần các khu công nghiệp ở Q.Bình Tân được coi là "thủ phủ nhà trọ" ở TP.HCM, tập trung công nhân, lao động tự do đến thuê. Xóm trọ trên đường Trần Thanh Mại (Q.Bình Tân) rộn ràng tiếng cười đùa, vui chơi của trẻ con. Ba mẹ không ở nhà, các em tự bày trò chơi với nhau, thỉnh thoảng có tiếng dặn dò cẩn thận của ông quản lý ở phòng đầu tiên của dãy trọ. Ông là Nguyễn Văn Sang (69 tuổi, quê ở Tiền Giang), quản lý dãy trọ đến nay đã 15 năm. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Sang nói rằng khi còn trẻ, ông làm thợ hồ, dãy trọ ở hiện tại cũng là công trình ông từng làm. Do tuổi cao, không còn sức để làm thợ hồ và được chủ nhà tin tưởng, ông nhận làm quản lý dãy trọ. Căn phòng nhỏ chưa đến 8 m2 chất đầy bình nước để người thuê đến đổi, có thêm chiếc võng nằm nghỉ và chiếc tivi cũ kỹ là nơi ở của ông Sang. 15 năm qua, chưa năm nào ông về nhà ăn tết dù ở quê vẫn còn bà xã.Ông Sang có hai người con nhưng người con trai đầu mất cách đây không lâu. Với ông, tết cũng như ngày thường thậm chí vắng vẻ hơn vì người thuê trọ về quê cùng gia đình, người thân. Tuy nhiên, ông không thấy buồn vì đã quá quen cuộc sống một mình suốt bao năm qua. Chủ nhà trả ông Sang mỗi tháng 5 triệu đồng, không tính tiền phòng, dù không nhiều nhưng ông đủ trang trải khi về già. Dãy trọ có 88 phòng, được mọi người thuê gần hết, hằng ngày họ làm công nhân tại các công ty trên địa bàn. "Một mình tôi ăn tết ở đây, bao năm như vậy rồi nên thấy cũng bình thường. Tết cũng như ngày thường, người ở miền Tây họ về quê ăn tết, một số người ở xa quá họ cũng đành ở lại phòng trọ. May mắn tôi vẫn khỏe, không hay bệnh vặt nên không có gì đáng lo ngại. Tôi về quê ăn tết phòng trọ sẽ không có ai trông, phải ở lại đảm bảo an toàn cho cả xóm trọ", ông Sang bày tỏ. Chị Nguyễn Thị Trường (39 tuổi, quê ở Nghệ An) cũng quyết định ở lại TP.HCM ăn tết vì không đủ chi phí cho cả gia đình về quê. Hơn nữa, dịp 30.4 vừa qua, mẹ bị tai nạn, chị phải về chăm sóc nên hiện không có đủ điều kiện để về. Làm công nhân hơn 15 năm, thu nhập hàng tháng của chị dành dụm để nuôi hai con (con đầu học lớp 9, con thứ hai học lớp 4) ăn học và trang trải chi tiêu hằng ngày. Ở lại xóm trọ, chị Trường ngậm ngùi khi nhìn cảnh hàng xóm xách vali về quê. Dù vậy, chị vẫn cố kìm nén để nước mắt không rời, tự dặn mình ở lại để dành dụm tiền lo cho các con. Với chị, tương lai của hai con là trên hết nên chấp nhận chịu khổ để các con được học hành đầy đủ. "Ở xa quê, xa cha mẹ không về quê ăn tết được cũng tủi thân lắm. Giờ về ăn tết cũng được nhưng sợ ra năm vào không có tiền tiêu xài nên đành gửi cho cha mẹ 3 – 4 triệu động viên. Ở lại, tết cũng như ngày thường, thậm chí trống vắng hơn", người phụ nữ nói. Qua báo Thanh Niên, chị mong muốn gửi lời chúc từ xa đến cha mẹ, người thân ở quê bằng tất cả tấm lòng chân thành, trân quý. "Cha mẹ tôi quê ở Nghệ An còn quê chồng ở Quảng Nam. Tôi mong cho cha mẹ hai bên khỏe mạnh, sống lâu với con cháu và sẽ cố gắng kiếm tiền để về thăm cha mẹ. Tôi nhớ cha mẹ nhiều lắm". Ông Trần Thanh Phong (quê ở TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) lên TP.HCM thuê trọ, buôn bán quần áo kiếm sống. Năm nay khoảng 28 tết, sau khi công nhân về quê, ông cũng dọn dẹp hàng hóa, xách vali về nhà ăn tết. Dù khó khăn đến mấy, ông cũng đi xe máy về đón tết với gia đình. Không có tiền thưởng như công nhân, ông hy vọng tháng cuối năm thu nhập nhiều hơn để có tiền trang trải dịp tết. "Về quê có cha mẹ, anh em hơn nữa quê tôi cũng không quá xa nên đi lại dễ dàng. Hồi xưa tôi cũng đi làm công nhân, buôn gạo, buôn trái cây… làm đủ nghề. Dù thu nhập ra sao tôi cũng cố gắng về quê vì tết là dịp cả gia đình sum vầy. Tôi nghĩ rằng, tiền sang năm mới có thể kiếm được nên tốn bao nhiêu cũng về quê, trân quý khoảnh khắc sum họp gia đình", người đàn ông nói.
Những khu ẩm thực đường phố nổi tiếng trên thế giới
Đầu năm 2025, trang Box Office Vietnam công bố tổng doanh thu phòng vé Việt Nam từ ngày 1.1- 31.12.2024 đạt gần 4.700 tỉ đồng. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử điện ảnh Việt. Trong đó, có tất cả 28 bộ phim Việt Nam được phát hành tại rạp và tổng doanh thu đạt khoảng 1.900 tỉ đồng, chiếm 40% tổng doanh thu phòng vé cả nước. Thành công phòng vé của các tác phẩm Việt Nam trong năm 2024 tập trung nghiêng về những câu chuyện gia đình, khai thác mâu thuẫn giữa các thế hệ và chủ yếu là thể loại chính kịch, tâm lý dành cho người lớn. Sự thất bại của các thể loại khác như phim thanh xuân, phim phiêu lưu tuổi thiếu niên... đã cho thấy thiếu sự đa dạng trong thị hiếu. Do xu hướng ưa chuộng mâu thuẫn thế hệ gia đình của khán giả Việt, nên các phim Việt nằm ngoài chủ đề này đều không đạt được kết quả doanh thu phòng vé tốt.“Trong năm 2024, phim về một nhóm người trẻ, hay chuyến đi phiêu lưu và trải nghiệm những điều mới mẻ đã không được nhiều khán giả đón nhận. Đó là câu chuyện xảy ra với phim B4S - Trước giờ yêu, Móng vuốt, Mùa hè đẹp nhất, hay mới nhất là Kính vạn hoa...", trang Box Office Vietnam nhận định.Trong đó, bộ phim điện ảnh Kính vạn hoa: Bắt đền con ma vừa được phát hành vào dịp Noel 2024 do đạo diễn Võ Thanh Hòa thực hiện có thể xem là tác phẩm gây nhiều tranh cãi nhất trong năm 2024. Đằng sau các ý kiến trái chiều quanh bộ phim này, cùng với sự thất bại doanh thu, là những thực tế và bài học đáng giá cần được ngẫm và nghĩ.Liệu việc một bộ phim trong sáng dành cho tuổi thiếu niên được chuyển thể từ tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như Kính vạn hoa, và cả việc đạo diễn Võ Thanh Hòa mạo hiểm làm phim cho tuổi thiếu niên có xứng đáng bị lên án gay gắt và bị “tẩy chay”, công kích như nhiều bình luận của khán giả trên mạng xã hội? Trong bối cảnh điện ảnh Việt vẫn còn hạn chế về mặt tư duy làm phim, đặc biệt là với các bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học, việc Võ Thanh Hòa táo bạo để chuyển thể một tác phẩm nổi tiếng dành cho tuổi thiếu niên - vốn chưa được khai thác nhiều trên thị trường, và thổi vào đó một làn gió mới mẻ hơn có thể coi là một bước đi cần thiết nhằm đa dạng nội dung phim chiếu rạp ở thị trường. Từ trước đến nay, đạo diễn Võ Thanh Hòa đã thể hiện được góc nhìn và gu làm phim nhạy bén trong việc nắm bắt thị hiếu khán giả, với những tác phẩm thành công như Chìa khóa trăm tỉ (2021), Nghề siêu dễ (2022), Siêu lầy gặp siêu lừa (2022)... hay vô cùng "mát tay" trong việc đảm nhận vai trò nhà sản xuất của 2 phim kinh dị ăn khách Quỷ cẩu, Linh miêu. Tuy nhiên, đến với Kính vạn hoa, Võ Thanh Hòa quyết định bước ra vùng an toàn, chuyển sang thể loại mới mẻ hơn nhưng cũng nhiều thách thức hơn.Việc Kính vạn hoa nhận được những phản hồi trái chiều cũng là minh chứng cho việc vô cùng mạo hiểm khi sản xuất phim thuần Việt với dòng phim phiêu lưu trong trẻo dành cho tuổi thiếu niên - một phân khúc khán giả gần như bị bỏ quên trên thị trường. Mặc dù hứng chịu làn sóng phê bình khen chê hỗn loạn trên mạng xã hội, vẫn có một bộ phận khán giả đánh giá tích cực việc đạo diễn Võ Thanh Hòa đã nỗ lực đem lại sự thay đổi nội dung cho thị trường điện ảnh Việt, khi anh chấp nhận thử thách và dám mạo hiểm tái hiện một tác phẩm kinh điển của tuổi thiếu niên, thổi vào đó một góc nhìn tươi mới cho thế hệ trẻ là fan của truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng như bản truyền hình cùng tên 20 năm trước.Thất bại phòng vé của Kính vạn hoa chính là động lực để các nhà làm phim Việt trẻ đã sớm có được thành công như Võ Thanh Hòa cần phải cẩn trọng hơn và phải liên tục vận động tư duy để tiếp tục tìm kiếm những cách tiếp cận mới, sáng tạo hơn để góp phần làm đa dạng thị trường, chứ không thể đi mãi đường cũ.Thực tế, thị trường điện ảnh nào cũng phải có những nhà làm phim dám "dấn thân" - đi một con đường mới. Có như vậy thì mới mang đến nhiều sự lựa chọn đa dạng cho khán giả, thay vì chỉ được xem những câu chuyện quen thuộc về mâu thuẫn gia đình, bố mẹ, hay hài - lãng mạn, tình yêu tay ba tay tư..."Dù các bộ phim thuần Việt chiếu rạp đang ngày càng được khán giả đón nhận và đánh giá cao, nhưng việc tự sản xuất phim không hề dễ dàng. Thị trường điện ảnh Việt đang theo chiều hướng phát triển, nhưng vẫn còn ẩn chứa nhiều thách thức về vốn đầu tư, công nghệ, nhân sự, cũng như sự đón nhận khó lường từ thị hiếu khán giả", đạo diễn Võ Thanh Hòa chia sẻ. Biên kịch Phương Linh nói thêm: "Những nhà làm phim Việt hiện tại không chỉ phải đối mặt với áp lực từ sự kỳ vọng của khán giả, mà còn phải tìm cách vượt qua những khó khăn bủa vây về tài chính, nhân lực và công nghệ để đưa sản phẩm của mình đến với công chúng. Thị trường điện ảnh Việt ngày nay đòi hỏi những sản phẩm vừa phải có yếu tố giải trí, vừa phải có những nội dung ý nghĩa phù hợp với thị hiếu. Đây là một thử thách không hề đơn giản". Quả thật, cú 'ngã ngựa' của Kính vạn hoa được xem như một bài học giá trị, khi giới làm phim thông qua đó nhìn nhận thấu đáo hơn về thị trường điện ảnh, cũng như thị hiếu vốn rất khó đoán của khán giả để thay đổi tư duy trong việc chinh phục người xem - vốn ngày càng khó tính hơn.Dù vậy, thị trường phim Việt vẫn sẽ luôn cần những đạo diễn "tiên phong" làm những đề tài mới như Võ Thanh Hòa hay bất cứ ai dám dấn thân như thế. Mặc dù phim Kính vạn hoa được cho là một thất bại của Võ Thanh Hòa, nhưng không thể phủ nhận những bài học đáng nhớ đi cùng chính là "bước đệm" cần thiết để góp phần thúc đẩy sự phát triển đa dạng hơn cho thị trường điện ảnh Việt hiện tại.